Công nghệ đang thay đổi mọi thứ, sẽ có rất nhiều nghề nghiệp bị biến mất, thậm chí đó có thể là những nghề rất lâu đời và trong chúng ta có thể cũng không thể hình dung ra như giáo viên, bác sỹ. Tuy nhiên tôi tin rằng dù máy móc hay công nghệ thay thế, thì mối quan hệ giữa con người với con người là không thể thay thế. Chính vì vậy những nghề nghiệp giúp chúng ta tương tác với con người, những nghề nghiệp giúp đỡ người khác sẽ còn tồn tại, hoặc chí ít cũng sẽ chậm bị thay thế hơn.
Tại sao giá trị nghề nghiệp lại quan trọng?
Chúng ta dành phần lớn tuổi trẻ, giai đoạn sung sức nhất để làm việc, vì vậy cũng dễ hiểu nếu bạn muốn có được sự nghiệp thực sự có ý nghĩa. Sự nghiệp chỉ thực sự ý nghĩa khi bạn làm được một việc gì đó và được xã hội, người khác ghi nhận, hợp tác. Đó chính là giá trị của bạn, một khi xác định được giá trị của bản thân, bạn sẽ có câu trả lời về động lực thúc đẩy làm tốt nhất công việc.
Với sự thay đổi nhanh chóng của xã hội, nhất là khi xuất hiện dịch Covid-19, mong muốn về công việc của mọi người cũng có nhiều thay đổi. Chúng ta đang dành sự quan tâm và đặt tầm quan trọng đáng kể đối với ý nghĩa của công việc. Hay nói một cách khác những Giá trị nghề nghiệp đang dần được cọi trọng hơn so với tiền bạc và sự phát triển như trước đây.
Một công việc nhiều ý nghĩa đang là mối quan tâm của rất nhiều người thay vì chỉ quan tâm đến tiền bạc hay sự thăng tiến như trước kia. Tuy nhiên, công việc của bạn có ý nghĩa hay không phụ thuộc rất nhiều vào bản thân nó và môi trường xung quanh (bao gồm cả những những người liên quan như đồng nghiệp, sếp, khách hàng, đối tác…) có phù hợp hay tương đồng với các Giá trị nghề nghiệp mà mong muốn hay không.
Lòng trắc ẩn – Mong muốn giúp người khác
Lòng trắc ẩn là điều luôn có trong mỗi chúng ta. Nhiều người thể hiện rất rõ thông qua những mong muốn, hành động và nỗ lực của bản thân để giúp người khác vượt qua khó khăn, những nỗi đau về thể xác, tinh thần… Những người này thường coi trọng việc giúp những người khác. Họ thường xuyên tham gia trực tiếp giúp, hỗ trợ những người xung quanh cho dù là các cá nhân hoặc một nhóm.
Ở góc nhìn rộng hơn trong cuộc sống, hãy tự đặt câu hỏi: Tại sao chúng ta không làm những công việc đúng với những giá trị mà chúng ta mong muốn và khao khát? Với những người coi trọng việc giúp người khác, thật tuyệt vời và hạnh phúc nếu mỗi ngày chúng ta đã làm ai đó tổt hơn, hay thậm chí thế giới đang tốt hơn.
Những nghề nghiệp xuất phát từ lòng trắc ẩn, mong muốn giúp người khác
Mỗi nghề nghiêp đều mang lại giá trị cho cuộc sống và xã hội, nếu không nó sẽ không tồn tại. Nhưng một số nghề nghiệp cho phép bạn trực tiếp giúp người khác. Nếu đó là những gì bạn đang tìm kiếm, hãy xem những nghề nghiệp được gợi ý sau đây.
Những nghề nghiệp này được xã hội đánh giá cảng ngày càng cao, nó cũng sẽ giúp có tầm ảnh hưởng trực tiếp đến người khác. Một số nghề cũng đang bắt đầu phát triển tại Việt Nam, trong tương lai gần nó sẽ không chỉ mang lại ý nghĩa mà còn mang lại cho bạn sự phát triển sự nghiệp vượt bậc.
1. Nghề Cảnh sát
Không khó hiểu khi nghề này lại đưa ra đầu tiên, cho dù công nghệ đang dần thay thế những nghiệp vụ của cảnh sát. Tuy nhiên nghề này vẫn sẽ là một nghề mà xã hội và mọi người cần đến trong tương lai. Đơn giản bởi các chiến sỹ cảnh sát làm việc thực thi pháp luật nhằm giữ an toàn cho mọi người, từ những nhu cầu an toàn tối thiểu nhất.
Trong mỗi chúng ta ngay từ bé đều được dạy rằng, khi ra ngoài nếu bị lạc hay gặp vấn đề thì người tìm đến đầu tiên sẽ là những cô chú công an hay tìm đến đồn công an. Với nghề này sẽ được làm việc trực tiếp với con người rất nhiều, từ việc cứu sống một mạng người hay chỉ đơn giản là giữ trật tự trị an.
Đây là một nghề có nhiều áp lực, có những vị trí công tác liên quan đến tính mạng của người khác và bản thân. Vì vậy nghề này yêu cầu khá khắt khe về tính kỷ luật, sức khỏe về tinh thần và thể chất, tinh thần dũng cảm và đôi khi là sự mạo hiểm.
Có nhiều cách để bắt đầu với nghề cảnh sát, tuy nhiên việc xét tuyển khá chặt chẽ và yêu cầu cao. Bạn có thể bắt đầu từ việc đi nghĩa vụ, thi vào các trường cao đẳng trong ngành hoặc thi đại học vào Học viện cảnh sát.
2. Nghề Y
Sức khỏe luôn là mối quan tâm đầu tiên của mỗi người, nếu không nói có sức khỏe là có tất cả. Mặc dù hệ thống y tế ngày càng hiện đại, nhưng cùng với đó là bệnh dịch, ảnh hưởng của mội trường khiến sức khỏe vẫn là mối quan tâm hằng đầu. Nhu cầu về sức khỏe, chữa bệnh vẫn thiết yếu của mỗi người và chắc chắn nhu cầu này còn tồn tại rất lâu nữa.
Đây là một nghề liên quan đến tính mạng con người, nên nói không sai khi nghề Y là một trong những nghề cao quý. Vì vậy đây là nghề chắc chắn cần lòng trắc ẩn và mong muốn giúp người khác, đôi khi phải rất mãnh liệt. Cứ được những điều này và thực sự yêu nghề mới có thể gắn bó và làm tốt.
Tuy được thường xuyên tiếp xúc và giúp người khác, nhưng nghề Y chịu cực nhiều áp lực, căng thẳng về thần kinh, luôn phải làm việc với một trái tim nóng nhưng cái đầu lạnh để giữ được sự bình tĩnh. Chính vì vậy, nghề này yêu cầu sức khỏe tốt cả về tinh thần và thể chất, tình yêu người, yêu nghề. Bên cạnh đó là sự lựa chọn cực kỳ khắt khe về kiến thức, cũng như đòi hỏi tinh thần luôn học hỏi, vươn lên.
Để bắt đầu làm việc trong nghề này bạn bắt buộc phải học về chuyên môn và có những bằng cấp chứng chỉ chuyển môn. Bên cạnh đó là phải có thời gian làm việc thực tế đủ lâu, chính vì vây mà lộ trình phát triển nghề Y cũng rất dài, yêu cầu học tập và trau dồi chuyên môn liên tục. Việc thi vào các trường Y cũng rất khắt khe, điểm xét tuyển các trường này bao giờ cũng nằm trong nhóm trường cao điểm nhất.
3. Nghề Giáo viên
Sau sự an toàn và sức khỏe thì giáo dục cũng là một nhu cầu thiết yếu. Thực ra đang có nhưng thách thức nhất định với giáo dục Việt Nam cũng như trên thế giới, nhất là với những thay đổi về xã hội và dịch bệnh. Nhưng chắc chắn giáo dục vẫn là nhu cầu tất yếu để phát triển xã hội và con người.
Giáo viên luôn là một nghề được mọi người yêu quý và kình trọng. Nghề này giúp cho những học sinh có những nhận thức đúng đắn, có thêm tri thức, phát triển con người để họ có cuộc sống tốt đẹp hơn.
Nhiều người cho rằng giáo viên có thể là nghề nhẹ nhàng, ít áp lực và ổn đinh. Nhưng không hẳn như vậy, bởi giáo dục một con người chưa bao giờ là một công việc dễ dàng. Với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn hay học trong các trường giáo dục đặc biệt thì thực sự không dễ dàng gì.
Mỗi con người là một cá thể riêng biệt, vì vậy các giáo viên phải làm sao để các em học sinh phát huy hết tiềm năng, tiếp thu được những điều tốt đẹp và trở thành công dân tốt của xã hôi. Đôi khi còn cần việc lập kế hoạch và giảng dạy các bài học phù hợp với nhu cầu và khả năng cụ thể của từng học sinh.
Hiện tại có rất nhiều cách để trở thành giáo viên như làm gia sư, giảng dạy ở trung tâm. Tuy nhiên nếu thực sự nghiêm túc và theo đuổi nghề này thì nên học một cách bài bản và được cấp các chứng chỉ liên quan đến nghề vì sản phẩm tạo ra chính là những công dân cho tương lai.
4. Nhân viên Công tác xã hội
Xã hội ngày càng phát triển thì các công tác xã hội ngày càng được quan tâm và nói đến nhiều hơn. Đây là nghề với mục đích cải thiện chất lượng cuộc sống của cá nhân và cộng đồng trong xã hội.
Nghe có vẻ mơ hồ và chưa rõ ràng nhưng thực ra nghề này xuất hiện rất nhiều xung quanh ta, từ những cô chú anh chị tổ dân phố đến động viên và chia sẻ khi chúng ta gặp khó khăn hay những dự án giúp trẻ em và phụ nữ vùng cao. Những người làm nghề này thường làm việc trong các tổ chức của nhà nước hoặc một tổ chức phi chính phủ. Có cơ hội đi nhiều nơi, tiếp xúc và giúp nhiều người.
Công tác xã hội là một trong những nghề nghiệp nổi tiếng giúp ích cho mọi người, giúp cho cộng đồng và rất nhiều người đang làm nghề này. Ngoài ra họ cũng có thể là những người nghiên cứu và tìm giải pháp cho các vấn đề của cộng đồng, phát triển và đánh giá các chính sách xã hội.
Có nhiều cách để làm các công tác xã hội, nhưng để biến nó trở thành một nghề thì phải có khát khao giúp người khác và một chuyên môn sâu về vấn đề nào đó trong xã hội, ví dụ công tác xã hội, y tế, sức khỏe, giáo dục hay tâm lý…
5. Nghề Thẩm mỹ
Làm đẹp là sẽ một nhu cầu thiết yếu của con người, nhất là khi xã hội ngày càng phát triển. Có thể bạn sẽ không nghĩ đến nghề này xuất hiện trong danh sách các công việc giúp ích cho mọi người. Tuy nhiên thực tế khi mọi người đẹp hơn, họ sẽ cảm thấy dễ chịu, thoải mái, tự tin và hạnh phúc hơn.
Vì vậy Nghề thẩm mỹ là một hoạt động chuyên nghiệp làm cho mọi người đẹp trong mắt người khác và bản thân cảm thấy xinh đẹp. Những công việc trong nghề này chia ra rất nhiều cấp độ khác nhau, từ việc chỉ là giới thiệu các sản phẩm làm đẹp, chăm sóc da … đến việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc tóc, da, … cho khách hàng, cáo hơn nữa là các chuyên gia hay bác sỹ thẩm mỹ.
Những người làm trong nghề này giúp mọi người trở nên xinh đẹp và tự tin. Vì vậy, ngoài việc tiếp xúc với người khác thì các chuyên gia thẩm mỹ thường xuyên tiếp xúc với cái đẹp và cập nhật những kiến thức, xu thế mới. Sẽ càng tuyệt vời hơn nếu bạn có con mắt thẩm mỹ và chất nghệ thuật khi làm nghề này.
Ở mức độ khởi đầu, có thể bạn chưa cần một chương trình đào tạo chính thống. Hãy bắt đầu học tập từ môi trường thẩm mỹ được cấp phép hay một trường nghề. Nhưng ở mức độ cao hơn, bạn cần đầu tư và đào tạo bài bản. Việc đầu tư để trở thành một chuyên gia tư vấn hay bác sỹ thẩm mỹ cũng sẽ tốn kém cả thời gian và chi phí.
Một lời khuyên từ những người thành công trong nghề là hãy học tập chăm chỉ, vừa làm vừa lấy tiền để đầu tư học tập tiếp. Đó là cách mà phần lớn những ngươi trong nghề đang làm.
6. Nghề Chuyên gia dinh dưỡng
Cũng giống như lĩnh vực làm đep, việc chăm sóc sức khỏe cũng là nhu cầu không thể thiếu của con người. có rất nhiều nghề nghiệp chăm sóc sức khỏe giúp ích cho mọi người. Sức khỏe tốt dẫn đến hạnh phúc và nó bắt đầu từ những điều cơ bản: thực phẩm và dinh dưỡng.
Các chuyên gia dinh dưỡng thường làm việc với cá nhân hoặc nhóm để cung cấp thông tin, tư vấn và nâng cao hiểu biết về dinh dưỡng, thực phẩm và sức khỏe. Đưa ra và thực hiện các kế hoạch cho bữa ăn nhằm cải thiện dinh dưỡng của cá nhân hoặc gia đình.
Các bác sĩ dinh dưỡng làm việc trong các bệnh viện, cơ sở y tế, viện dưỡng lão, trường học, các tổ chức nghiện cứu, các tổ chức thể thao… và những nơi tương tự để giúp tạo và thực hiện các kế hoạch bữa ăn để cải thiện sức khỏe cho đối tượng mà họ tư vấn, điều trị.
Đây là một nghề không mới nhưng chưa được nhiều người biết đến, cho dù gần đây đã có nhiều người làm nghề và nhiều bạn trẻ quan tâm. Để làm nghề này chắc chắn cần những chứng chỉ bắt buộc.
7. Nghề Huấn luyện viên Cá nhân (PT)
Có sức khỏe và vóc dáng chuẩn là mối quan tâm từ rất lâu của nhiều người. Không phải cá nhân nào cũng có thể tự làm được điều này vì vậy đôi khi họ cần việc tập luyên bài bản, một chút áp lực và một chút động lực. Huấn luyện viên Cá nhân được biết đến với cái tên tiếng Anh: Personal Trainer (PT) là một nghề đã được nói tới nhiều và phát triển trong những năm trở lại đây.
Các huấn luyện viên cá nhân giúp khách hàng của mình đạt được mục tiêu sức khỏe, vóc dàng và thể chất thông qua việc giá thể chất và xây dựng và thực hiện các chương trình tập luyên, truyền cảm hứng cho khách hàng để theo đuổi các chương trình và lối sống lành mạnh.
Mặc dù chưa có những yêu cầu nhất thiết về bằng cấp, nhưng để trở thành một PT cũng có rất nhiều thách thức. Ngoài việc khỏe mạnh, thể hình đẹp, năng động thì một PT cần có rất nhiều kiến thức tổng hợp về huấn luyện, dinh dưỡng, y tế … và các kỹ năng như giao tiếp, giảng dạy, tâm lý … Bên cạnh đó là những nguyên tắc trong nghề như trung thực, tận tâm và chuyên nghiệp.
8. Nghề Hướng nghiệp
Mỗi người trong những giai đoạn khác nhau của sự nghiệp từ khi học phổ thông, đại học, đi làm rồi về hưu đều có những vấn đề riêng. Những vấn đề trong định hướng hay làm việc đều không hẳn dễ dàng để tìm ra cách giải quyêt. Vì vậy sẽ có những thời điểm căng thẳng nhất định, nhất là khi đứng trước những bước ngoặt của sự nghiệp như: chọn trường, chọn ngành, chọn hay thay đổi công việc, dứng trước những cơ hội phát triển sự nghiệp…
Những lúc như vậy, cố vấn nghề nghiệp sẽ giúp họ giải tỏa căng thẳng, tìm ra được lối ra cho vấn đề và có được sự lựa chọn tốt nhất dành cho bản thân. Ngoài việc giúp họ đưa ra những quyết định trong nghề nghiệp, người cố vấn hay định hướng cũng tư vấn, hỗ trợ về sự chuyển đổi hay phát triển nghề nghiệp hay công việc. Giúp họ thực hành các kỹ năng trong quá trình tìm việc, làm việc và phát triển bản thân.
Những cố vấn nghề nghiệp thường xuyên được tiếp xúc và giúp nhiều người, họ có thể làm việc trong các trường học, doanh nghiệp, tổ chức xã hội hay làm việc tự do. Đây là những người có nhiều mối quan hệ chất lượng, thường được mọi người tin tưởng và cũng có thể ảnh hưởng lớn đến người khác.
Nghề hướng nghiệp được ví như một bác sỹ về sự nghiệp, một sai sót cũng có thể giết chết sự nghiệp của một người. Vì vậy việc học tập nghiêm túc là hết sức cần thiết, bên cạnh đó cần những sự trải nghiệm đủ mới có thể làm tốt nghề này. Học tập về tâm lý học hoặc trải nghiệm những công việc tư vấn là một sự bắt đầu tốt cho nghề này.
9. Nghề Nhân sự
Con người là tài sản quý giá nhất của bất kỳ tổ chức nào. Nếu những tài sản quý giá không được lựa chọn, chăm sóc và phát triển đúng cách, thì có thể nó trở nên vô giá trị.
Nghề nhân sự không chỉ giúp tổ chức có những con người phù hợp, sử dụng và phát triển hiệu quả. Mà trên hết chính là sự giúp mọi người, giúp họ tìm được công việc phù hợp, giúp họ có thêm động lực để làm việc hiệu quả và giúp họ phát triển. Nếu được như vậy mỗi người sẽ luôn luôn hạnh phúc với công việc của mình, đảm bảo cuộc sống cho cả bản thân và gia đình.
Nghề nhân sự là một nghề cực kỳ thú vị, ngoài những yêu cầu về chuyên môn, cũng cần phải biết các kiến thức tổng hợp về kinh doanh. Ngoài ra những trải nghiệm thực tiễn và hiểu về chính tổ chức đang làm việc là yếu tốt hết sức cần thiết. Không những thế những người làm nghề này cũng là những người giữ được sự cân bằng cực tốt. Đơn giản họ phải thường xuyên đối mặt với những vấn đề như: Cân bằng lợi ích giữa tổ chức và nhân viên, hay cân bằng giữa trái tim và lý trí.
Để có một sự nghiệp trong lĩnh vực nhân sự, có thể bắt đầu từ việc chọn ngành nhân sự hoặc quản trị kinh doanh. Tuy nhiên ở Việt Nam có rất nhiều chuyên gia nhân sự thành công khi chuyển từ những ngành khác. Có thể bắt đầu tư nghề bất cứ đâu, nhưng cơ bản phải không ngại khó, chăm chỉ để có những trải nghiệm thực tiễn và giữ được sự liêm chính trong công việc.
10. Nghề Tâm lý học
Xã hội đang biến chuyển ngày càng nhanh, kèm theo đó là rất nhiều vẫn đề mà mỗi cá nhân phải đối mặt như căng thẳng, xung đột, bế tắc … đến những bệnh lý lớn hơn về tâm lý, thần kinh. Vì vậy nhu cầu xã hội với nghề này càng ngày càng lớn.
Các nhà tâm lý học có thể giúp mọi người học cách đối phó và vượt qua những trở ngại với bản thân những tình huống căng thẳng, xung đột, bế tắc… hay vượt qua cơn nghiện, kiểm soát bản thân. Ngoài kiến thức cần có thì nghề này cũng cần vận dụng thành thao các công cụ, cũng như những bài đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, nhận thức, năng khiếu, sở thích, đặc điểm tính cách và chức năng tâm lý thần kinh.
Đây là một công việc cần sự nhẫn nại, điểm tĩnh…, cái tâm với nghề cũng như khát khao giúp đỡ người khác. Để làm được nghề này cần học tập và các chứng chỉ bắt buộc, bên cạnh đó là sự trải nghiệm thực để đủ lâu.
HRNguyen
Bài viết được chia sẻ trên VNEXPRESS