Trong công việc không phải mọi thứ lúc nào cũng hoàn hảo, tuy nhiên nếu môi trường làm việc có quá nhiều “độc hại” sẽ làm bạn giảm động lực làm việc, hạn chế sự phát triển cá nhân. Nó cũng làm gia tăng sự căng thẳng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thể chất cũng như tinh thần và cuộc sống cá nhân của bạn.
Vậy những biểu hiện nào trong môi trường làm việc mà bạn nên tránh để giảm thiểu những rủi ro này? Hãy tham khảo những điều sau đây. 1. TIÊU CỰC VÀ HAY ĐỔ LỖI Biểu hiện là khi xảy ra vấn đề, hay khi giao việc nhận việc thì mọi người không tìm cách giải quyết vấn đề, thường thoái thác và đùn đẩy trách nhiệm, công ty thì chỉ nghĩ đến việc phạt nhân viên. Những môi trường làm việc kiểu này sẽ khuyến khích việc đổ lỗi và chỉ trích, mất lòng tin vào nhân viên và ngược lại, lòng tin giữa đồng nghiệp sẽ bị xói mòn. Nó cũng sẽ cản trở sự đổi mới, nhân viên không chấp nhận rủi ro, do đó sẽ không có cơ hội học tập và phát triển. 2. LÀM VIỆC ĐẾN KIỆT SỨC Biểu hiện là nhân viên thường xuyên dành phần lớn thời gian cho công việc (thậm chí không kể giờ giấc, ngày đêm, ngày nghỉ…), họ luôn cảm thấy mệt mỏi, hay nổi nóng và luôn bị căng thẳng. Một số công ty còn tôn vinh làm việc quá sức, thậm chí thu nhập cao hơn mặt bằng. Tuy nhiên làm việc quá sức sẽ dẫn đến nhiều hậu quả như giảm năng suất, không gắn bó được lâu bền, thực tế có nhiều tác động tiêu cực đến phúc lợi, thậm chí rất ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và cả tinh thần của nhân viên. 3. QUÁ NHIỀU TIN ĐỒN Biểu hiện là trong công ty có những nhóm “buôn chuyện”, có nhiều những tin đồn từ công việc cho đến đời sống riêng tư. Các thông tin thường ít minh bạch, không ban hành một cách chính thống, thậm chí kể cả những thông tin từ công ty cũng hay bị thay đổi nay thế “này mai thế khác”. Hậu quả là bạn sẽ mất lòng tin và ảnh hưởng đến mối quan hệ với công ty cũng như các đồng nghiệp. Hãy thử hình dung bạn sẽ làm việc thế nào trong một môi trường thường xuyên nghi kỵ lẫn nhau. 4. NHIỀU QUAN HỆ CÁ NHÂN Biểu hiện của những công ty kiểu này là những vị trí quan trọng thường được giao cho những người thân quen, thậm chí năng lực kém. Rất phổ biến là những “công ty gia đình” khi mà mỗi quyết định không dự trên năng lực mà dựa trên quan hệ thân quen. Điển là những công ty mà vợ chồng cùng làm, rất nhiều khi xảy ra tình trạng “ông bảo gà, bà bảo vịt” và nhân viên ở giữa chẳng biết nghe ai. Khi mà những quyết định của công ty, sự thăng tiến, khen thưởng hay cơ hội của cá nhân dựa trên các mối quan hệ, nó sẽ tạo ra sự mất động lực và cảm giác không công bằng giữa các nhân viên. 5. RA QUYẾT ĐỊNH DỰA TRÊN CẢM XÚC Biểu hiện là khi đưa ra các quyết định các lãnh đạo hay quản lý bị cảm xúc chi phối quá nhiều, các đề xuất phải lựa lúc sếp vui mới trình bày. Ra quyết định rồi nhưng sau đó lại thay đổi, thậm chí “lật mặt”. Những công ty kiểu này dễ dẫn đến những quyết định sai lầm, đặc biệt rất nhiều xung đột và luôn thiếu niềm tin lẫn nhau. 6. QUẢN LÝ QUÁ VI MÔ Biểu hiện là ít sự trao quyền, ủy quyền, thậm chí lãnh đạo quản lý đến từng cái kim sợi chỉ. Mỗi lần xin phê duyệt dù to dù nhỏ thời gian dài, bị chờ đợi rất lâu, công việc không được giải quyết đúng hạn. Hiện tượng này cũng khá phổ biến, nó kìm hãm sự sáng tạo, nhân viên mất lòng tin vào công ty. Nó cản trở sự tự chủ trong bạn, biến nhân viên thành những “xác sống” và không thể phát triển. 7. CHỈ TẬP TRUNG CHO NGẮN HẠN Biểu hiện là việc công ty không có những chiến lược và mục tiêu cho dài hạn, lãnh đạo có thể đề cập đến dài hạn nhưng chỉ NATO (no action talk only) hoặc hay lấy những lý do như “lấy ngắn nuôi dài”, “không có ăn trước mắt nói gì đến lâu dài”. Một biểu hiện cũng phổ biến là lãnh đạo sẽ tập trung nhiều vào việc “mua nhà”, “đổi xe”… hơn là việc tái đầu tư lại cho công ty và nhân viên. Những công ty ưu tiên những lợi ích ngắn hạn hơn sự bền vững lâu dài sẽ ít đổi mới, khó ứng biến với những thay đổi bất thường đặc biệt sẽ ít đầu tư vào phát triển nhân viên. Nếu công ty chỉ tập trung cho ngắn hạn, bạn có muốn gắn bó dài hạn không? 8. THIẾU CƠ HỘI PHÁT TRIỂN Biểu hiện đầu tiên là những người đã làm việc lâu năm, họ vẫn đang gần như dậm chân tại chỗ cả về vị trí, thu nhập, phát triển cá nhân. Ngoài ra cũng nhìn lại công ty, trong vòng 1-3 năm vừa rồi có những bước phát triển gì không, có dấu ấn gì không? Trong trường hợp này hãy đặt câu hỏi “Nếu mình ở đây, trong 1-3 năm nữa mình sẽ phát triển thế nào? Liệu có những cơ hội nào cho bản thân?”. Mỗi người đi làm đều đánh giá cao cơ hội phát triển và thăng tiến vì vậy việc thiếu cơ hội phát triển có thể dẫn đến sự thiếu gắn kết và nhân viên sẽ rời bỏ công ty, nhất là những người giỏi. 9. THIẾU SỰ PHẢN HỒI, TƯƠNG TÁC KÉM Biểu hiện điển hình nhất là việc những vấn đề nêu ra, những email gửi đi,… không có ai trả lời. Thậm chí báo cáo công việc việc, khi cần ý kiến của cấp trên thì cấp quản lý cũng không có bất cứ phản hồi nào. Việc này sẽ dẫn đến hiểu lầm, xung đột và thiếu gắn kết, nhân viên sẽ mất dần động lực và tinh thần làm việc, không còn muốn công hiến cho công ty. Đây là một số biểu hiện của những công ty mà bạn nên tránh nếu muốn “mỗi ngày đi làm là một ngày zui”. ???? Còn bạn đã gặp thêm những tình huống nào? Công ty hiện tại có những biểu hiện này không? Hãy cùng bổ sung và chia sẻ thêm nhé.
HRNguyen