Góc nhìn cá nhân: Liệu đã đến lúc văn hóa công sở của đàn ông Việt cần có sự thay đổi? Nhân dịp đọc được lời xin lỗi của giám đốc Nhã Nam đăng trên page của công ty vào đêm qua.
Từng là một khách hàng của Nhã Nam, tôi thích cách mà họ tạo không gian đọc cho bọn trẻ. Thật vui khi thấy tụi trẻ sau giờ học lại chúi đầu vào cuốn sách thay vì điện thoại hay tivi.
Nhưng cách mà anh giám đốc ứng xử với nhân viên nữ là @’o chấp nhận được. Có mấy điểm dưới góc nhìn cá nhân tôi xin nêu ra ở đây:
1. Xin lỗi hay hay đổ vạ?Gớm, đọc lời xin lỗi nghe mùi mẫn nhưng đúng là không ngửi được. Anh đẩy mịa nó lỗi lầm của bản thân sang cô nhân viên “điều tôi không lường được là vô tình gây bối rối, làm phiền, và có thể gây tổn thương”. Là thằng đàn ông, một lãnh đạo anh nên đứng ra nhận lỗi, nhận trách nhiệm chứ đừng né tránh bằng cách chuyển trách nhiệm sang suy nghĩ của cô nhân viên như thế. Hèn lắm.
2.Quấy rối tình dục nơi công sởTôi nghĩ đây có lẽ là vấn nạn khá phổ biến trong văn hóa công sở của chúng ta, mà nạn nhân thường là chị em phụ nữ. Nhẹ nhàng thì những lời nói kiểu “vô tình một cách rất cố ý”, hơn tý thì có những hành động mang tính khiêu khích (nhất là trong những cuộc nhậu, liên hoan, các anh thường mượn rượu để làm cái cớ).
Vấn đề này giờ cũng đã được đưa cả trong Luật lao động rồi, các anh cứ cận thận có ngày lâm vào khiếu nại hay kiện tụng đấy. Nói đến đây nhiều anh lại đưa ra lý do: “Đàn ông mà, ai chả thế, mà con bé đấy thế nào thì thằng đấy mới thế?”. Ô hay, sao các anh không đặt câu hỏi: “Thằng ấy thế nào thì con bé đấy mới đồn thổi, kiện tụng?”. Từ khi nào đàn ông chúng ta lại tìm cách đổ lỗi cho nạn nhân như thế. Xứng danh anh hùng hay phái mạnh nhỉ?
Có lẽ “dính phốt” anh giám đốc Nhã Nam lại hay, biết đâu lại hiểu và đồng cảm hơn với các áp lực mà các chị em phải chịu khi là nạn nhân của quấy rối tình dục.
3. Liệu đã đến lúc văn hóa công sở của đàn ông Việt cần có sự thay đổi?Đã từ lâu và theo tôi là rất nhiều doanh nghiệp xuề xòa với những quấy rối tình dục công sở, phần vì ngại nhưng phần nhiều theo tôi là phần lớn anh em đều thích nên điều này gần như rất phổ biến.
Nhã Nam chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng trong tình huống này, nhất là sản phẩm kinh doanh của họ lại là sách, đây cũng là bài học lớn với doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp không chỉ nằm ở những triết lý suông, những hoạt động mang tính hình thức mà còn thể hiện trong cách ứng xử với nhau hằng ngày. Vì vậy doanh nghiệp cần nhìn nhận đúng và thay đổi mạnh mẽ để hướng tới môi trường làm việc cởi mở và an toàn (nhất là với chị em phụ nữ).
Về phía anh em, tuy vẫn biết rằng quy luật tự nhiên con đực – con cái, nhưng hãy đừng để phần con chi phối. Trước hết bằng những hành động tôn trọng với chị em, sau đó cùng xây dựng môi trường làm việc văn minh và an toàn cho mọi người. Và nếu các anh em thấy điều này “lý thuyết quá” hay “chỉ nói suông thôi” thì hãy nhìn lại trường hợp của anh giám đốc này nhé.
HRNguyen