NHỮNG ĐIỀU CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT VỀ STAY INTERVIEW

Cách đây gần chục năm khi làm việc cho một Tổ chức có Headquarter ở nước ngoài tôi rất thích thú với những cuộc trao đổi, chia sẻ ngắn với sếp và các bạn ở Headquarter khi công tác tại Việt Nam. Nhưng buổi nói chuyện này khá cởi mở, chân thành nhưng cũng rất thẳng thắn, nó thường diễn ra khá tự nhiên, như trước hay sau cuộc họp, khi đi cafe hay trà đá, khi ăn trưa…

Stay Interview là gì?

Sau này tôi mới biết đấy là những cuộc nói chuyện họ gọi là Stay Interview và phần lớn nó đều có mục đich rõ ràng chứ không phải là chuyện tâm sự, chia sẻ. Nếu như Interview được biết đến như Phỏng vấn Tìm việc, Exit Interview được hiểu như Phỏng vấn Thôi việc thì Stay Interview tôi gọi nó là Phỏng vấn Được việc, vì sau đó tôi thấy mọi việc đều có vẻ diễn ra dễ dàng hơn.

Vậy tam hiểu Stay Interview là một cuộc trao đổi riêng tư một chút giữa người của Tổ chức (thông thường là quản lý hoặc người của bộ phận nhân sự) với nhân viên nhằm cung cấp thông tin, những điều giúp nhân viên tiếp tục làm việc và những điều cần cải thiện, để giải quyết vướng mắc, cải thiện mối quan hệ và giữ chân nhân tài. Hiện tại việc thực hiện Stay Interview đã phổ biến, tuy nhiến nó sẽ khác một buổi nói chuyện thông thường ở chỗ có mục tiêu rất rõ ràng và có cấu trúc cụ thể.

Khi nào nên thực hiện Stay Interview?

1️⃣ Định kỳ: Đương nhiên rồi, sau một thời gian làm việc thì bản thân nhân viên sẽ có những thay đổi, vì vậy thực hiện Stay Interview định kỳ là hết sức cần thiết để cải thiện mối quan hệ và hoàn thiện thêm cho Tổ chức. Nên thực hiện định kỳ khi kết thúc một giai đoạn về thời gian hay công việc như cuối năm, cuối quý, kết thúc dự án… để có những bước thay đổi cho giai đoạn tiếp theo.

2️⃣ Trước những mục tiêu và thách thức lớn của Tổ chức: Để hiểu hiện trạng của nhân viên trước những thách thức mới và những điều Tổ chức cần hoàn thiện để đạt được các mục tiêu.

3️⃣ Thời đểm chuẩn bị có những biến động lớn về nhân sự: Để biết được nếu cắt giảm thì cắt giảm ai (ví dụ dịch covid là thời điểm phù hợp để thực hiện), nếu tuyển thêm thì phải thay đổi thế nào

4️⃣ Thời điểm định hướng công việc với nhân viên: Đây là giai đoạn quan trọng với nhân viên, để xác định lại những mục tiêu nghề nghiệp và lộ trình phát triển. Nếu thời điểm này bị bỏ qua thì sẽ nhảy ngay tới bước thực hiên Exit Interview.

Những điều không nên khi Stay Interview
🔹 Không có mục tiêu và không có khung nội dung;
🔹 Đối tượng hướng đến không phải là nhân viên;
🔹 Nói chuyện dài dòng mất thời gian;
🔹 Chỉ quan tâm đến việc lấy thông tin và ít lắng nghe;
🔹 Chỉ thực hiện khi có bất thường;
🔹 Nói sâu những vấn đề cá nhân như hiệu quả công việc, ché độ chính sách…;
🔹 Thực hiện với Nhóm.

HRNguyen

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *