Ngành Quản lý chuối cung ứng đang là một ngành được nhiều trường Đại học đào tạo. Tuy nhiên để làm việc nghiêm túc và có cảm hứng với nghề thì những người làm việc trong ngành này cần hiểu rõ những giá trị mà nghề này mang lại.
Theo khảo sát của Hội đồng các chuyên gia quản lý chuỗi cung ứng, 81% chuyên gia trẻ làm việc trong lĩnh vực chuỗi cung ứng nói rằng đó là sự lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn. Phần lớn những lựa chọn đúng đắn đều xuất phát từ những Giá trị Nghề nghiệp phù hợp với mong muốn của bản thân.
Sau đây là một số Giá trị Nghề nghiệp chính mà Nghề Quản lý chuỗi cung ứng mang lại:
1. Tính khoa học
Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là khoa học quản lý kinh tế trong nền kinh tế quốc dân. Logicstics là khoa học nghiên cứu hiệu quả, tối ưu hóa trong các ngành, các doanh nghiệp và nền kinh tế quốc dân. Là một khoa học, là ngành dịch vụ “cơ sở hạ tầng” ngày càng đóng vai trò quan trọng đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả phát triển kinh tế nhanh và bền vững.
2. Tính thực tiễn cao
Do đặc thù của nghề và tính quan trọng trong chuỗi giá tri, công việc cần mang lại những giá trị to lớn cho các ngành, các doanh nghiệp và nền kinh tế quốc dân, nên nghề này luôn đòi hỏi công việc mang lại hiệu quả quả cao. Là ngành dịch vụ đang được quan tâm phát triển ở nước ta trong những năm gần đây và trong tương lai xa định hướng đến năm 2035. Chính vì vậy, ngành Quản lý chuỗi cung ứng ở nước ta cần được tổng kết hoạt động để chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
3. Kiến thức và sự học hỏi
Phạm vi hoạt động của Quản lý chuỗi cung ứng rất rộng từ: Logistics tại chỗ (Workpplace logistics); Logistics cơ sở sản xuất (Facility logistics); Logistics công ty (Corporate logistics); Logistics chuỗi cung ứng (Supply chain logistics) và Logistics toàn cầu (Global logistics). Cùng với đó là đòi hỏi của quá trình toàn cầu hóa, sự thay đổi nhanh chóng để thích ứng với việc số hóa, những biến động kinh tế, dịch bệnh, … khiến người làm trong ngành này luôn luôn phải học hỏi, bổ sung những kiến thức mới nếu muốn phát triển trong nghề.
4. Làm việc đội nhóm
Phạm vi hoạt động của Logistics đã cho ta thấy một công việc phải tương tác, làm việc với nhiều đầu mối, nhiều người, nhiều bên liên quan, điều đó mang lại một môi trường làm việc đội nhóm và luôn được rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm.
5. Mức thu nhập cao
Với sự phát triển nhanh chóng của ngành, việc khan hiếm nhân lực chất lượng cao khiến cho Nghề Quản lý chuỗi cung ứng trở thành một nghề có thu nhập cao hơn mặt bằng xã hội. Đặc biệt là các nhân lực có chất lượng hoặc các vị trí quản lý. Có thể thấy rõ qua khảo sát lương của Adecco năm 2021 tại các vị trí quản lý như sau:
• Supply Chain Manager (dưới 5 năm kinh nghiệm): 50-80 triệu/tháng;
• Logistic Manager (dưới 5 năm kinh nghiệm): 30-50 triệu/tháng;
• Warehouse Manager (dưới 5 năm kinh nghiệm): 40-60 triệu/tháng.
6. Cơ hội thăng tiến
Công việc Quản lý chuỗi cung ứng là một phần rất quan trong trọng chuỗi giá trị, vì tầm quan trong đó nên những người trong nghề sẽ có nhiều cơ hội thăng tiến và nắm giữ những vị trí chủ chốt.
7. Làm việc dưới áp lực
Do đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị và phải đảm bảo tính chính xác, đáp ứng thời hạn và hiệu quả cao về kinh tế … nên công việc này thường làm việc dưới áp lực và những thách thức luôn được đặt ra.
Bài viết đăng trên Kỷ yếu Hội thảo khoa học về Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng của ĐH Hòa Bình.
HRNguyen