NHỮNG CÔNG VIỆC TRONG NGHỀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG

Chuỗi cung ứng là một chuỗi các hoạt động liên tục từ hoạch định, quản lý thực hiện và kiểm tra. Với việc dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu và xu thế phát triển tại Việt Nam, thì đây chắc chắn là một nghề tiềm năng phát triển trong giai đoạn sắp tới.

Phạm vi hoạt động của chuỗi cung ứng rất rộng, do đó không có con đường sự nghiệp được định sẵn khi làm lĩnh vực này, đây là một điều tốt, bởi có nhiều lựa chọn, phạm vi phát triển sự nghiệp trong nghề có thể đưa bạn đến bất cứ đâu.

Có nhiều loại công việc trong một chuỗi cung ứng vì vậy để đơn giản hóa bạn nên phân loại chúng. Sau đây bạn có thể tham khảo một công việc trong chuỗi cung ứng dựa trên sự xem xét từ góc độ chức năng: Kế hoạch (Plan) – Sản xuất (Make) – Nguồn cung ứng (Source) – Phân phối (Deliver) trong mô hình chuỗi cung ứng.

Cụ thể các công việc có thể lựa chọn trong Nghề Quản lý chuỗi cung ứng như sau:

1. Lập kế hoạch chuỗi cung ứng
Lập kế hoạch là rất quan trọng và cần thiết ở mọi công đoạn trong Chuỗi cung ứng. Nếu bạn có kỹ năng lập kế hoạch thì đây là cơ sở tốt để tiến lên các vị trí quản lý cao hơn. Các công việc Lập Kế hoạch bao gồm: Kế hoạch chuỗi cung ứng, kế hoạch các nhu cầu cần thiết, kế hoạch sản xuất, kế hoạch hậu cần, kế hoạch nguồn lực, kế hoạch hàng hóa…

2. Sản xuất
Giống như hậu cần, việc sản xuất cũng là một phần của chuối cung ứng, những người làm sản xuất có thể dễ dàng và được ưu tiên khi dịch chuyển sang những công việc về hậu cần. Các công việc trong Sản xuất bao gồm: Quản lý sản xuất, Quản lý chất lượng, Bảo trì bảo dưỡng, Quản lý kho…

3. Tìm nguồn cung ứng và mua hàng
Các chức năng tìm nguồn cung ứng và mua hàng là một phần của chuỗi cung ứng đầu vào, làm công việc này là điều tuyệt vời để hiểu về cách thức bán hàng, dịch vụ và quản lý hàng tồn kho cũng như mạng lưới hậu cần trong việc cân bằng cung với cầu. Một công việc khá thú vị, đòi hỏi nhiều kiến thức và cũng đầy thách thức. Các công việc trong Tìm nguồn cung ứng và mua hàng bao gồm: Chiến lược cung ứng, mua hàng, quản lý sản phẩm, kiểm kê …

4. Hậu cần và Vận tải
Quản lý hậu cần có lẽ là sự thể hiện ra bên ngoài của quản lý chuỗi cung ứng, liên quan đến sự di chuyển của nguyên vật liệu, hàng hóa, cũng như các thông tin quan trọng nhưng ít được đề cập đến. Các công việc trong lĩnh vực hậu cần có thể bao gồm từ thủ công, chẳng hạn như nhân viên kho hàng và xe tải, thông qua văn thư, như quản lý vận tải, giám sát và quản lý, đến các vị trí quản lý cấp cao.

5. Các công việc khác
Ngoài ra, với sự phát triển của Chuỗi cung ứng trên toàn thế giới,nghề này cũng sẽ phát sinh thêm những công việc và vị trí như: Phân tích thiết kế giải pháp chuỗi cung ứng, Quản lý tài chính chuỗi cung ứng, Công nghệ thông tin chuỗi cung ứng, Quản lý dự án, Tư vấn chuỗi cung ứng…

LỜI KẾT: Nghề Quản lý chuỗi cung ứng là một nghề có nhiều tiềm năng phát triển không chỉ ở Việt Nam mà trên Toàn thế giới. Tuy nhiên để thành công trong nghề các bạn trẻ cần có sự chủ động, đam mê học hỏi, không ngừng phấn đấu ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường Đại học. Bên cạnh đó, sự phối hợp của Nhà trường và Doanh nghiệp sẽ là điều quan trọng để các bạn trẻ đi nhanh hơn, tiết kiệm nguồn lực tài chính cá nhân và của xã hội.

Bài viết đăng trên Kỷ yếu Hội thảo khoa học về Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng của ĐH Hòa Bình.

HRNguyen

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *